"Tôi nhận ra tôi và bạn trai ngoại quốc không thể cùng cười đùa với nhau khi xem các chương trình tạp kỹ của Nhật Bản, nơi những người nổi tiếng cùng chơi những trò ngớ ngẩn. Người bạn đời lý tưởng là người khiến tôi có thể cười cùng nhau thoải mái", Saori nói với Wall Street Journal.
![]() |
Saori Iwane (32 tuổi) tìm đến ứng dụng mai mối người lạ với mong muốn tìm được người để kết hôn. |
Trên thực tế, Nhật Bản là quốc gia nơi người dân không mấy hứng thú với các ứng dụng hẹn hò trực tuyến.
Tuy nhiên, một ứng dụng tên Pairs do startup Match Group đến từ Mỹ đã từng bước thuyết phục được thế hệ người độc thân ở xứ hoa anh đào, những người vốn ưa chuộng và tin tưởng các hình thức hẹn hò truyền thống hơn.
Ưu tiên nữ giới
Pairs nhắm đến đối tượng là nhóm người độc thân Nhật Bản có dự định kết hôn nghiêm túc và giúp phụ nữ ở nước này có cảm giác thoải mái khi dùng ứng dụng.
Nam giới phải trả tiền 34 USD cho mỗi tháng và cung cấp tên tuổi đầy đủ nếu muốn trò chuyện với các cô gái khác. Ngược lại, nữ giới được dùng app miễn phí và có thể sử dụng tên viết tắt. Ứng dụng cũng cho phép người nữ đưa ra danh sách thời gian và địa điểm cho cuộc gặp mặt.
Ngoài ra, người dùng có thể tắt các cuộc trò chuyện video nếu thấy nội dung không phù hợp. Hiện, khoảng 46% người dùng Pairs ở Nhật Bản là phụ nữ, theo thống kê của App Annie.
![]() |
Dù phát triển và đang ngày càng phổ biến ở Nhật Bản, ứng dụng hẹn hò Pairs đến từ Mỹ vẫn gặp không ít trở ngại trong việc thuyết phục khách hàng. |
Pairs bắt chước một số khía cạnh trong văn hóa mai mối ở Nhật Bản, nơi những người cùng chung sở thích thường gặp gỡ, trao đổi về mối quan tâm chung. Ví dụ như nền tảng này sẽ ghép đôi những người yêu thích chó mèo, nuôi cùng một giống thú cưng lại với nhau.
Takefumi Umino (40 tuổi) đã ly hôn và quyết định thử hẹn hò trực tuyến. Trước đó, Umino từng xem xét các dịch vụ mai mối truyền thống, vốn được quảng cáo rộng rãi, nhưng bản thân anh tin rằng cách này sẽ không hiệu quả với những người đã từng đổ vỡ hôn nhân.
Sau 6 tháng tham gia, người đàn ông tìm được một nửa ưng ý trong một nhóm dành riêng cho những người mê phim.
Tiếng xấu của hẹn hò online
Bất chấp thách thức trong sự khác biệt văn hóa giữa các nước, dịch vụ hẹn hò trực tuyến vẫn đang nở rộ, giống như kinh doanh đồ ăn nhanh và quần áo. Khoảng một nửa trong tổng doanh thu 2,4 tỷ USD của Match Group vào năm ngoái đến từ bên ngoài nước Mỹ.
Nhật Bản đang là thị trường lớn thứ hai của Pairs. Doanh thu của Pairs tại Nhật Bản cao gấp 7 lần so với 5 năm trước. Ứng dụng hẹn hò này được xếp hạng hàng đầu của Nhật Bản, với 3,1 triệu lượt tải vào năm 2020, theo App Annie.
![]() |
Hẹn hò online vốn không được những người độc thân Nhật Bản ưa chuộng, nhất là phụ nữ. |
"Bắt đầu trò chuyện với người mình chưa hề quen biết là điều lạ lẫm ở Nhật Bản và chúng tôi đang cố gắng để mọi người cảm thấy thoải mái về điều đó", Gary Swidler, giám đốc điều hành của Match Group, cho biết.
Trong lần đến Nhật Bản trước đây, Gary nhận thấy hầu hết nhà hàng đều có bàn ăn phục vụ cho các vị khách độc thân, điều khó có thể nhìn thấy ở các quốc gia khác. Chính điều này đã thôi thúc Gary phát triển ứng dụng kết nối hẹn hò và nhu cầu gặp gỡ ở thị trường này.
Ngoài ra, tỷ lệ kết hôn Nhật vốn giảm liên tục trong giai đoạn dài và đại dịch Covid-19 càng làm trầm trọng vấn đề này thêm. Năm 2020, số cặp kết hôn thấp hơn 21% so với 8 năm trước, theo dữ liệu của chính phủ.
"Lên mạng tìm kiếm người yêu bị kỳ thị ở Nhật Bản. Nhật Bản muốn tìm cách để người dân nước này mặn mà với chuyện yêu đương, kết hôn hơn. Hẹn hò online là một cách nhưng cần phải tìm giải pháp để nó không bị mang tiếng xấu nữa", Mark Brooks, chuyên gia tư vấn cho ứng dụng hẹn hò trực tuyến, cho biết.
Ông Swidler cho biết các đài truyền hình ở Nhật Bản không cho phép Match Group quảng cáo trên tivi, một dấu hiệu cho thấy sự phản đối với các ứng dụng hẹn hò vẫn còn.
“Ngoài ra, nhiều phụ nữ ở Nhật Bản vẫn lo sợ rằng hẹn hò online chỉ nhằm mục đích gạ gẫm quan hệ tình dục, không có tình cảm nghiêm túc trên đó", Junya Ishibashi, giám đốc điều hành của Pairs, cho biết.
Theo Zing
Miyagawa Takashi (Nhật Bản) bị cảnh sát điều tra sau khi 3 người phụ nữ lớn tuổi cùng nhau kiện người đàn ông này tội lừa tình và lừa đảo, theo Sora News.
" alt=""/>Hẹn hò trực tuyến vẫn bị kỳ thị ở Nhật BảnGia đình chồng tôi quê ở Thái Bình, điều kiện kinh tế bình thường nhưng hết lòng ủng hộ con cái. Khi vợ chồng tôi quyết định ở lại thành phố làm việc, bố mẹ chồng đã dồn hết tiền tiết kiệm đồng thời còn vay mượn thêm để giúp chúng tôi mua một căn hộ chung cư nhỏ để an cư lập nghiệp.
Cuộc sống lúc đó cũng hơi chật vật vì vừa lo làm vừa lo trả nợ số tiền bố mẹ vay hộ, nhưng chúng tôi thực sự rất hạnh phúc. Không chỉ chồng mà gia đình chồng đều rất tốt với tôi.
![]() |
Gia đình tôi ở ngoại ô thành phố, kinh tế khó khăn hơn vì bố tôi mất sớm, một mình mẹ phải làm việc nuôi tôi và em trai kém tôi 4 tuổi ăn học.
Tôi cố gắng học hết đại học, còn em trai học kém hơn nên tốt nghiệp cấp 3 đã ra ngoài đi làm. Được vài năm, em lấy một cô vợ ở thành phố, có phần ăn chơi và coi thường người khác. Về nhà chồng, em dâu luôn ra vẻ con nhà giàu, đối xử lạnh nhạt và thiếu lễ phép với mẹ chồng và họ hàng nhà chồng.
Vì thế mối quan hệ của tôi và mẹ với em dâu không được tốt. Em trai tôi có phần nhu nhược thường nghe theo lời vợ nên tôi cũng giận, thỉnh thoảng tôi về thăm mẹ chứ cũng không thèm đoái hoài gì đến vợ chồng em trai.
Đến khi mẹ tôi bị tai biến cách đây 3 năm, dù được chữa trị kịp thời nhưng sức khỏe mẹ không được tốt nữa, bà đi lại khó khăn và không thể tự chăm sóc bản thân, cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của người nhà.
Sau khi mẹ tôi xuất viện về nhà vài ngày, em trai nghe vợ xui đã đến gặp tôi nói: "Mẹ là gánh nặng". Vợ chồng em ấy không thể chăm sóc mẹ tốt được, muốn đẩy mẹ cho tôi chăm sóc hoặc đưa mẹ vào viện dưỡng lão.
Tôi nghe mà vô cùng tức giận, không ngờ em trai tôi lại đối xử với mẹ như vậy. Tại sao có con cái mà mẹ tôi phải vào viện dưỡng lão? Vì thế, tôi đã bàn với chồng việc đưa mẹ về nhà tôi ở để tiện chăm sóc. Rất may chồng tôi hiểu chuyện và rất hiếu thảo, khi nghe tôi nói chuyện anh đồng ý ngay.
Sống ở nhà tôi, mẹ được chăm sóc đầy đủ và tinh thần vui vẻ nên cơ thể hồi phục khá tốt. Khi đi lại được bình thường, bà không để bản thân nhàn rỗi bao giờ, luôn giúp chúng tôi mọi việc có thể như nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa...
Vợ chồng tôi mừng, mẹ cũng rất phấn khởi, nhưng cứ nghĩ đến vợ chồng em trai, bà lại buồn. Kể từ khi mẹ về nhà tôi ở, vợ chồng cậu ấy hiếm khi gọi điện và cũng rất ít đến thăm, thậm chí đôi lúc tôi cảm thấy chúng tôi như những người xa lạ vậy.
Vừa rồi, khu vực nhà mẹ tôi có quy hoạch đất đai, cả mảnh vườn rộng phía trước nhà tôi nằm trong diện quy hoạch nên sẽ được đền bù. Mẹ tôi bảo ngôi nhà cho em trai, còn mảnh vườn này dù họ đền bù bao nhiêu mẹ cũng cho tôi hết và bà cũng đã làm di chúc. Đúng lúc này, em trai bỗng đến nhà tôi, ngỏ ý muốn đưa mẹ về nhà chăm sóc. Nó xin lỗi vì trước đó đã làm chuyện có lỗi với mẹ.
Mẹ tôi đoán ra lý do nên đã nói thẳng với em trai rằng, vợ chồng tôi có công chăm sóc mẹ thời điểm khó khăn nhất nên toàn bộ số tiền đền bù bà sẽ cho tôi. Mẹ sẽ về nhà nếu em trai tôi thực sự muốn, nhưng mảnh vườn kia bà đã làm giấy tờ xong xuôi nên sẽ không bao giờ thay đổi nữa.
Em trai tôi nghe xong sững sờ, ra sức phản đối vì tôi là con gái đã đi lấy chồng thì không có phận có phần nữa. Khi phản đối không được, em lại quay ra van xin mẹ và tôi trong nước mắt.
Nó nói rằng cuộc sống hiện tại của nó rất tồi tệ, lương thấp và luôn lép vế với nhà vợ, trong khi đó, vợ chồng tôi đang sống rất tốt. Vì vậy em cầu xin mẹ nghĩ lại, cầu xin tôi nhường số tiền đền bù…
Tóm lại chỉ vì tiền mà em trai tôi mới muốn đón mẹ về. Mẹ tôi thì vẫn dứt khoát, không thay đổi quyết định. Bản thân tôi giận thì có giận nhưng cũng thương em trai vì kém cỏi nên lép vế với vợ.
Hơn nữa nếu không nhường số tiền đền bù thì mối quan hệ giữa chị em tôi sẽ ngày càng căng thẳng, xa cách. Tôi nên làm gì bây giờ?
Độc giả giấu tên
Bức xúc với anh chồng và chị dâu, vợ chồng tôi đón mẹ chồng lên thành phố ở cùng nhưng tôi cũng lo lắng không biết quyết định này có đúng đắn không.
" alt=""/>Em trai nghe vợ bỏ rơi mẹ, 3 năm sau quay lại đòi chia tài sản